LÀM SAO ĐỂ NÓI TRÔI CHẢY VỀ MỘT CHỦ ĐỀ?. Làm thế nào để ẵm gọn điểm trong phần 2- Nói về một chủ đề được cho sẵn?
Trong phần này, ứng viên sẽ được cung cấp một topic card với một loạt 4 câu hỏi sẽ được ghi gạch đầu dòng, như hình này minh họa:
Mục lục bài viết
LÀM SAO ĐỂ NÓI TRÔI CHẢY VỀ MỘT CHỦ ĐỀ trong ielts
Bắt đầu …
Thí sinh có một phút để chuẩn bị và cũng được cho một cây bút chì và giấy để viết ghi chú trên đó. Sau đó họ sẽ nói về các luận điểm trên tờ giấy trong khoảng 1-2 phút, hoặc cho đến khi giảm khảo bảo dừng lại. Các ứng viên nên sử dụng thời gian chuẩn bị để xem xét các lời gợi ý để cho họ ý tưởng và tổ chức suy nghĩ của họ. Các câu trả lời mở được khuyến khích theo cách giống như Phần 1 vì những câu trả lời dài hơn nói chung sẽ đạt điểm cao hơn về điểm Trôi chảy và thông thạo.
Làm thế nào để có band điểm cao?
Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu những tiêu chí chấm điểm của giám khảo: bao gồm Fluency (độ trôi chảy), Pronunciation( Phát âm), Grammar (Ngữ pháp), Lexical Resource (Vốn từ vựng)
Độ trôi chảy
Để nghe có vẻ lưu loát và đồng thời giúp bạn có chút thời gian để suy nghĩ cho câu trả lời, bạn có thể sử dụng những từ thêm thắt.
Nếu bạn không sử dụng những từ như vậy vào lúc bạn đang suy nghĩ, bài nói của bạn sẽ trở nên lúng túng, ngập ngừng và ít trôi chảy. Tất cả người bản ngữ sử dụng từ bổ sung, điều này rất bình thường!
Đây là một ví dụ về câu trả lời cho câu hỏi ở trên. Hãy thử đọc to và xem cách các từ bổ sung cho người nói thời gian để suy nghĩ như thế nào.
“Well, I’m telling you about something which is quite special to me, a pinky bike called Tiny. As you see, I gave it a name, because it was a precious present from my grandmom. At that time, when I was 9, she was already 90. And, well, … She passed away nearly a year later. And this bike was the last thing she gave me, which was always reminding me of her…
How long have I had it? Uhm, right, for about… let me see, more than ten years. I stopped using it as,… you know… I was too tall to ride it, so I put it away in a good place.”
Bằng cách này, người nói có thể tiếp tục bài phát biểu của mình mà không cần phải dừng lại và làm gián đoạn dòng chảy của bài nói, điều này làm tăng độ lưu loát, giúp nâng điểm số của bạn lên trong phần này.
Tính liên kết (Mình nói chuyện có hợp lí không?)
Tính liên kết của bài nói có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các cụm từ nối để giúp tổ chức các ý tưởng trong đầu của bận tốt hơn.
Chức năng- Từ- Cụm từ nói
Cho ý kiến: I didn’t think/ I don’t think…
Thay đổi chủ đề: Anyway, By the way,..
Cho một lý do: Because, Due to, As,…
Nói những gì đã xảy ra tiếp theo: Afterwards…Following that…
Đề cập đến một cái gì đó: As I said, you may recall…
Đưa ra một ví dụ: Like, such as…
Các từ liên kết đơn giản cũng làm cho việc nghe và nói chuyện dễ dàng hơn. Những từ như “next”, “then” và “after that” cũng có thể giúp bạn diễn đạt tốt hơn.
Một thí sinh đạt được band 7.0 sẽ có thể “nói chuyện được lâu mà không cần nỗ lực hay sự thiếu tính liên kết” và sử dụng một loạt các từ liên kết và nối câu.
Một kỹ năng hữu ích khác có liên quan đến phần này của bài kiểm tra là việc diễn giải. Nếu bạn quên từ ngữ bạn muốn sử dụng thì đây là những gì bạn cần làm.
Đây là một ví dụ của cách nói diễn giải:
“That problem caused serious lateness in the airport so I had to wait for 1 more hour before getting onto the plane”
Ở đây người nói không thể nhớ từ ”postpone” để nói về việc chuyến bay bị hoãn nên thay vì dừng lại để suy nghĩ và làm bài nói bị đứt đoạn mà họ chọn cách diễn giải theo một cách khác để mô tả vấn đề.
Việc sử dụng từ đồng nghĩa cho từ hoặc đưa ra định nghĩa là hai cách chính mà bạn có thể diễn giải ý của mình một khi “bế tắc”.
Ngữ pháp
Những thí sinh muốn đạt một band 6.0 hoặc cao hơn sẽ cần phải sử dụng một loạt các cấu trúc ngữ pháp. Một cách hiệu quả để thực hiện điều này trong Task 2 là bắt đầu các câu của bạn theo những cách khác nhau. Không chỉ sử dụng “I”, “we”, “she”…
Có thể bắt đầu câu bằng nhưng cách sau:
♦ What makes me …… is …
♦ The person I most adore/ admire is …
♦ The thing (I love to do) is …
♦ One thing (I prefer the most) is …
♦ The reason why I (did this) was …
♦ One of the reasons (I’ve decided to do that) is …
♦ Having (observed that) I …
♦ After that,as soon as, while, or as a result, as a consequence…
Các thí sinh thường thấy áp lực về ngữ pháp của họ, nhưng việc “giắt lưng” một số câu mở đầu hay ho sẽ giúp bạn tự tin và bớt căng thẳng, đồng thời giúp bài trình bày của bạn tự nhiên hơn.
Ngữ pháp không phải là về việc nắm được chức năng của động từ hay tính từ. Điều giám khảo muốn biết là bạn có thể dùng chúng tốt như thế nào!
Làm thế nào để nói ổn ngay từ những phút đầu:
♦ Phải nói rõ ràng.
♦ Làm trước một số ghi chú.
♦ Không nên dừng đột ngột và không hợp lí.
♦ Đừng nhìn ghi chú của bạn quá thường xuyên.
♦ Tạm dừng ở cuối câu.
♦ Không nói quá nhanh.
♦ Nhấn những từ quan trọng
♦ Đừng quên nhìn vào mắt người mà bạn đang nói chuyện- vị giám khảo.
Học IELTS ONLINE
Bạn cần được tư vấn và muốn tìm hiểu nhiều hơn về các khóa học IELTS online, cấp tốc và Online 1-1 . Xin đừng ngại ngùng và hãy liên hệ với chúng tôi theo những thông tin sau. Hãy liên hệ với địa chỉ của chúng tôi ở tp bạn đang sống để được tư vấn miễn phí.
Địa chỉ học IELTS uy tín ở Đà Nẵng, Huế, TPHCM
Địa chỉ học IELTS ở Đà Nẵng
Địa Chỉ: 302 Nguyễn Văn Linh, P.Thạc Gián, Q.Thanh Khê, thành phố Đà NẵngHotline: 0903860069
Địa Chỉ Học IELTS ở Huế
Địa chỉ chi nhánh: Số nhà 72 Trần Quang Khải, phường Phú Hội, Thành phố HuếTel: 0903860069
Địa chỉ học IELTS ở TPHCM
Tầng 5, Tòa nhà GIC, 10A Nguyễn Thị Minh Khai, Phường ĐaKao, Quận 1, Hồ Chí MinhTel: 0903860069